Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì? Làm sao nhận biết các dấu hiệu bị bệnh tiểu đường...

Dinh dưỡng bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Chế độ tập luyện và ăn uống dành cho người bị bệnh tiểu đường

Các bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Các bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường

Thông tin về các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh tiểu đường...

Monday, January 16, 2017

Bệnh tiểu đường có ăn cà chua được không?

Cà chua là một loại thực phẩm cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bình thường. Với công dụng làm đẹp da, cải thiện thị lực…Nhưng người bệnh tiểu đường liệu có ăn được cà chua hay không?

Câu trả lời là có, bệnh tiểu đường ăn cà chua rất tốt. Trong cà chua chứa nhiều vitamin A, C, K, vitamin B6, magie, đồng và phốt pho. Và đương nhiên là cà chua chứa rất ít cholesterol, chất béo bão hòa, natri và calo. Chính vì thế cà chua có thể giúp người bệnh tiểu đường đẩy lùi được bệnh mỡ máu và cao huyết áp vốn là những biến chứng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt tốt khi người bệnh tiểu đường sử dụng cà chua để làm salad, nước sốt và sinh tố.



Không chỉ thế, một trong những biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường là biến chứng lên võng mạc mắt gây mù mắt và còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh. Trong khi đó cà chua lại chứa vitamin A và C, những loại vitamin tốt cho mắt. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng cà chua có thể giúp ngăn ngừa bệnh quáng gà và cải thiện thị lực rất tốt. Hàm lượng vitamin A trong cà chua cao có thể ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng, thoái hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù mắt. Trong cà chua có những chất giúp chống oxy hóa như lycopene, lutein, zeaxanthin.


Hơn nữa, trong cà chua chứa rất ít carbonhydrat, người bệnh hoàn toàn an tâm khi cà chua có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường máu tốt. Thật kỳ diệu, chúng còn có thể giúp chúng ta bảo vệ thành mạch và thận bị tổn thương do lượng đường trong máu liên tục tăng trong một thời gian dài.


Cà chua có có khả năng giúp người bệnh tiểu đường bị béo phì có thể giảm cân. Vì trong loại quả này có chứa nhiều chất xơ và nước giúp tăng cảm giác no lâu. Các chất lỏng màu vàng bao quanh hạt cà chua có tác dụng chống tụ huyết. Rất có lợi cho những người ngồi một chỗ trong thời gian quá lâu, không di chuyển và bị tụ huyết. 400 – 700ml sẽ giúp giải quyết tình trạng này.

Bổ sung loại thực phẩm này vào mỗi bữa ăn sẽ giúp người bệnh điều hòa tốt lượng đường huyết. Ngăn ngừa các bệnh cơ hội hoặc làm giảm các biến chứng mỡ máu, tim mạch, cao huyết áp. Để sức khỏe được cải thiện tốt hơn bệnh nhân hãy xây dựng một chế độ ăn nhiều rau quả, trái cây và cần tăng cường tập luyện thường xuyên với những động tác nhẹ nhàng để cải thiện lượng đường huyết trong máu. Nhanh chóng đưa chúng về mức ổn định và duy trì ổn định để khỏe mạnh hơn.


Saturday, January 14, 2017

Hạ đường huyết thấp nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường

Thường khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết của bệnh nhân luôn tăng ở mức đáng báo động. Bệnh nhân sẽ tìm mọi cách để đưa đường huyết của mình về mức an toàn hoặc hạ thấp xuống. Nhưng nếu đường huyết hạ quá thấp sẽ xảy ra những tình trạng gì và có nguy hiểm không?

Thực ra không chỉ tăng đường huyết mới nguy hiểm mà hạ đường huyết cũng mang lại những nguy hiểm không kém. Những triệu chứng khi hạ đường huyết mà bệnh nhân có thể gặp phải như run, chóng mặt, mệt mỏi, mất phương hướng, tim đập nhanh, suy nhược, người tái nhợt…Những thay đổi về tâm trạng như bứt rứt, căng thẳng hoặc làm thay đổi các hành vi khác. Nhiều tình trạng bệnh với cơ địa quá yếu có thể xảy ra co giật, mất ý thức.




Để tránh tình trạng hạ đường huyết thì bệnh nhân có thể bắt đầu với kế hoạch tập thể dục. Nhưng cần lưu ý là nếu tập thể dục quá nhiều có thể làm giảm đường huyết nghiêm trọng hơn. Vì thế, trước khi tập thể dục bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, sau và lúc đang tập thể dục, sau đó thì điều chỉnh thuốc và lượng thức ăn cho phù hợp.

Sẽ có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hạ đường huyết như do bệnh nhân uống quá nhiều rượu bia khi bụng đói, làm ngăn chặn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu. Nhịn đói kéo dài cũng khiến cơ thể bị suy nhược, cạn kiệt gây nên tình trạng kể trên. Các hiện tượng liên quan đến tuyến thượng thận và tuyến yên có thể khiến cơ thể thiếu những hormone cần thiết nhằm điều chỉnh glucose.

Bạn có biết hạ đường huyết cũng khiến bạn có nguy cơ mắc phải các biến chứng. Hạ đường huyết còn do bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường lại kèm theo bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh nội tiết.

Hạ đường huyết còn có thể gây ra tình trạng hôn mê. Với những người hạ đường huyết nặng có thể xuất hiện nguy cơ bị lú lẫn cấp tính, liệt nửa người. Những cơn co giật đến đột ngột có thể ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu kèm rối loạn ý thức, có những dấu hiệu đặc biệt như trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có dấu hiệu mất nước.


Khi có dấu hiệu hạ đường huyết bệnh nhân phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường…Và để phòng bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên nhịn đói, không được bỏ bữa sáng, có chế độ tập luyện thể lực điều đặn, luôn để sẵn kẹo trong người khi có dấu hiệu hạ đường huyết là sử dụng ngay. Nếu có những dấu hiệu nặng hơn hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và được hướng dẫn điều trị.


Wednesday, October 26, 2016

Bệnh tiểu đường và cách phòng chống

Ở Việt Nam theo ước tính trong vòng 10 năm tới bệnh tiểu đường có thể tăng lên 200%. Như vậy tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao và ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh. Làm thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Hiểu về bệnh đái tháo đường và cách phòng chống:

Bệnh tiểu đường và nhất là bệnh tiểu đừng type 2 phát sinh khi cơ thể kháng insulin hay tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Vai trò của insulin là giúp giảm lượng đường trong máu nhưng khi tuyến tụy không hoạt động nữa thì bệnh tiểu đường xuất hiện.

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do thừa cân. Các mô mỡ càng nhiều thì càng tăng sự đề kháng với insulin. Những người sau tuổi 45 ít vận động và tập thể dục cũng dễ mắc bệnh tiểu đường và di truyền cũng là một trong những yếu tố tạo nên bệnh tiểu đường.

Với tỉ lệ mắc bệnh cao như vậy những người chưa mắc bệnh nên phòng tránh bằng cách nào?
Người bình thường cần ăn nhiều loại trái cây, rau và các loại ngũ cốc giúp khống chế lượng dầu mỡ, lượng đường trong máu. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường thì bạn không nên bỏ bữa sáng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng dễ bị mắc bệnh hơn là những người ăn sáng đều đặn. Hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrat.

Ăn nhiều thực phẩm giày chất xơ để phòng bệnh tiểu đường
Ăn nhiều thực phẩm giày chất xơ để phòng bệnh tiểu đường
Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, tránh ăn quá nhiều thực phẩm nhanh, các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, hạn chế nước ngọt và đồ chiên rán. Bạn cũng nên cung cấp nhiều nước cho cơ thể trong một ngày. Nhiều người không tin nhưng uống 1 ly cà phê vào mỗi sáng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, luôn làm chủ trọng lượng của cơ thể mình, ăn thật nhiều rau xanh và tránh thức khuya, giữ tinh thần thật thoải mái là cách phòng ngừa bệnh vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Tham gia hoạt đông thể lực thường xuyên và đều đặn không những giúp bạn phòng tránh được bệnh tiểu đường mà còn rất nhiều bệnh khác. Tránh hút nhiều thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Tăng cường tập luyện thể lực để phòng bệnh tiểu đường
Ngoài ra, cách để biết mắc bệnh hay không là thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường huyết tại các cơ sở y tế, những người trên 40 tuổi thì càng nên đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Thực ra, để phòng ngừa bệnh tiểu đường không khó, chỉ cần bạn chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể theo một chế độ lành mạnh thì bạn có thể phòng tránh được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường.

Tuesday, October 25, 2016

Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường mà nói việc tìm cho ra loại thuốc điều trị bệnh mà không gây ra tác dụng phụ là rất khó. Và hầu hết chỉ có một số loại thuốc Đông Y mới có khả năng làm được điều đó. Sử dụng thuốc Tây lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác. Vậy những tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường bao gồm những gì?

Dùng nhiều loại thuốc để trị bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ:

Đối với người bệnh tiểu đường nhưng lại phải mắc thêm một số bệnh khác như cao men gan, mỡ máu cao, đau gan thì họ phải dùng nhiều loại thuốc trên một ngày. Khi uống thuốc Tây với một liều lượng như vậy khiến đường huyết không những không xuống mà còn tăng cao hoặc không ổn định được.

Thuốc trị tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ
Thuốc trị tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ
Khi bệnh nhân mắc cả 3 bệnh trên thì uống thuốc hạ mỡ máu, men gan lại tăng cao, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải, không còn sức để chống chọi với bệnh tật. Khiến bệnh trở nặng hơn và dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Nhiều thống kê cho rằng những bệnh nhân tiểu đường thường mắc bệnh mỡ máu cao và dùng thuốc mỡ máu lại gây hại cho các tế bào gan làm men gan tăng. Ảnh hưởng đến chức năng gan.

Tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường
Tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường
Người bệnh hay gặp phải các tác dụng phụ về gan và thận. Vì 2 cơ quan này đóng vai trò chuyển hóa và đào thải các loại thuốc sau khi đã hết tác dụng dược lý. Sử dụng nhiều loại thuốc Tây gây ra tình trạng lờn thuốc, càng ngày càng phải tăng liều điều trị và khi thuốc không còn khả năng phát huy tác dụng của nó nữa thì bệnh nhân phải chuyển sang tiêm insulin.

Một số biểu hiện khác của tác dụng phụ như hạ đường huyết quá thấp dẫn đến tay chân bị run, ra mồ hôi rất nhiều, lanh và có thể bị hôn mê sâu nếu bệnh trở nặng hơn.

Nhiều bệnh nhân bị dị ứng với thuốc như xuất hiện mẫn ngứa trên da, sưng nề mặt. Một vài bệnh nhân khác thì có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy bụng và tiêu chảy.

Để có đủ sức khỏe chiến đấu với căn bệnh trong một thời gian dài và tránh tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên cân nhắc lựa chọn những loại thuốc có uy tín trên thị trường và đa số hiện nay người bệnh tin dùng Đông y để chữa bệnh cho chính mình hơn là Tây y. Vì Tây y chỉ có hiệu quả trong thời gian đầu của quá trình chữa bệnh nhưng để lâu dài thì Tây y không phải là liều thuốc hay cho căn bệnh này.

Tốt hơn hết là người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm soát đường huyết thường xuyên, kiểm tra tác dụng thuốc để tự đánh giá chất lượng của nó và đưa ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất để tránh tác dụng phụ.

Hiện nay trên thị trường có xuất hiện một sản phẩm được làm từ 100% thảo dược thiên nhiên có tên COTIPA, bạn cũng có thể kham khảo thêm để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối

Những diễn biến của căn bệnh tiểu đường thật đáng sợ, người bệnh thường ít nhận thức được những biến chứng xảy ra trên cơ thể của mình. Khi bệnh phát ra lúc đó chính là triệu chứng của bệnh tiểu đường đang ở giai đoạn cuối.

Những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối ở người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết để tự cảnh giác cho chính mình như:

Liệt dạ dày là một biến chứng nguy hiểm, không dễ điều trị khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đây là kết quả của việc tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày làm cho dạ dày có các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, không tiêu, cảm giác nhanh no, chán ăn…

Nhiễm trùng do sức đề kháng giảm và lượng đường tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Ở giai đoạn cuối những vị trí dễ bị nhiễm trùng như răng lợi, bộ phận sinh dục và trên da…

Bệnh về tim mạch, những bệnh về tim mạch như xơ vữa, các thành động mạch bị tổn thương khi ở giai đoạn cuối. Những biểu hiện như đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở, phù nề chân tay, chụp X-Quang thấy tim to, buồng tim giãn là do biến chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối. Nguy hiểm hơn, những biến chứng này có thể dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Tiểu đường còn có thể dẫn đến biến chứng cao huyết áp, ở giai đoạn cuối của bệnh người bệnh tiểu đường mắc cả bệnh tăng huyết áp có thể bị chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt và khó thở.

Nặng hơn là biến chứng về suy thận, người mắc bệnh tiểu đường lâu năm do thường xuyên tiểu tiện dẫn đến thận bị suy và phải chạy thận. Những triệu chứng của suy thận mà bạn nên chú ý như: liệt dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, chán ăn và ngứa…

Rõ nhất là những biến chứng về vết thương, những vết thương trên cơ thể của bạn rất khó lành lại gây ra tình trạng lở loét và có thể phải cắt cụt chi và dẫn tới tử vong.

Chân bị hoại tử ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường
Chân bị hoại tử ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn cuối của bệnh, biến chứng mờ mắt và nặng hơn là mù mắt có thể xảy ra do nồng độ glucose trong máu tăng gây ra sự thay đổi các thành mạch máu võng mạc làm thay đổi tầm nhìn của người bệnh.

Để tránh những biến chứng ở giai đoạn cuối này xảy ra đột xuất thì người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế hoặc tự mình kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên. Đây có lẽ là cách giảm thiểu những hậu quả của bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Chữa bệnh tiểu đường bằng sả

Với các biến chứng của tiểu đường gan, thận, mắt và thần kinh để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Để tránh những biến cố đáng tiếc đó xảy ra người bệnh có thể chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả, một trong những phương pháp dân gian giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả…

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả
Bài thuốc từ cây sả chữa bệnh tiểu đường như sau:

Một vài nghiên cứu cho thấy, sả có công dụng kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm huyết áp, giảm đau và chống lại bệnh ung thư…đáng chú ý là sả có thể giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Để sử dụng, người bệnh lấy 4 cây sả đập dập, rồi nấu sôi lên và dùng thứ nước này như loại nước trà bình thường, uống hằng ngày. Với thức uống này có thể hỗ trợ bệnh tiểu đường rất nhiều trong việc kiểm soát lượng đường huyết.

Nước trà làm từ sả có hương vị rất thơm và có khả năng kiểm soát đường huyết
Nước trà làm từ sả có hương vị rất thơm và có khả năng kiểm soát đường huyết
Nếu vị nước này khó uống bệnh nhân cũng có thể dùng sả làm gia vị để chế biến cho các món ăn nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon mà lại có thể chữa bệnh cho chính mình. Với một nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến để tự làm cho mình một bài thuốc chữa bệnh vô cùng đơn giản có khả năng đẩy lùi căn bệnh tiểu đường.

Những người tiểu đường có mức đường huyết quá cao và đang có nguy cơ mắc phải biến chứng về thần kinh và cao huyết áp thì sả là loại thuốc “thần dược” mà bạn nên quan tâm đến.

Sả có lợi cho hệ thần kinh vì tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thần kinh như thông kinh lạc. Một số bệnh về thần kinh có thể sử dụng sả để cải thiện như: Alzheimer, bệnh Parkinson, chóng mặt, run rẩy chân tay…

Đối với những người thuộc nhóm mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp đi kèm thì các tinh chất có trong sả có khả năng làm giảm huyết áp nhờ giúp tăng tuần hoàn máu và giúp hạn chế các vấn đề về huyết áp. Người bệnh có thể bỏ một ít sả vào ly nước trái cây và thưởng thức vị thơm ngon của trái cây cũng như hương vị đặc trưng của sả.

Hoàn toàn không tốn kém vì bệnh nhân cũng có thể tự trồng lấy những cây sả quanh nhà và chế biến theo cách mình muốn. Với những phương thuốc dân gian truyền lại giúp các bệnh nhân tiểu đường có thêm hy vọng cũng như cách hỗ trợ điều trị bệnh.

Không gây hại như thuốc Tây, phương pháp từ tự nhiên này không chỉ chữa bệnh tiểu đường mà còn giúp phục hồi các chức năng khác trong cơ thể như gan, thận và tạo điều kiện cho người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe của mình hơn.

Monday, October 24, 2016

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Đa số người bệnh tiểu đường thường hay mắc bệnh cao huyết áp. Hai bệnh này nếu ăn uống không cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Một bệnh kiêng đường, một bệnh kiêng muối. Vậy người bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp nên ăn uống như thế nào để đảm bảo cân bằng sức khỏe mà không ảnh hưởng đến bệnh?


Người bệnh nên ăn theo sự hướng dẫn dưới đây để giảm bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp:


  1. Nguồn Protein: Người thuộc nhóm bệnh tiểu đường nhưng lại mắc phải bệnh cao huyết áp thì nên bổ sung thịt nạc tránh dính mỡ vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Thịt nạc chứa rất nhiều Protein và dễ chuyển hóa thành năng lượng cung cấp đạm cho cơ thể mà không ảnh hưởng gì đến cả hai loại bệnh này.


Protein còn có trong sữa, nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng sữa gầy, có hàm lượng đường ít. Đậu, trứng, thịt gia cầm dùng ở mức vừa phải cũng rất tốt cho người mắc cả hai bệnh này.

Nhóm Protein mà người tiểu đường và cao huyết áp nên ăn
Nhóm Protein mà người tiểu đường và cao huyết áp nên ăn
  1. Nguồn Carbohydrat: Carbohydrat bao gồm cả đường, chất xơ và tinh bột, đây là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bệnh nhân.  Loại chất này có trong yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang và củ cải đường; những loại trái cây như: táo, bưởi, việt quất, cam…


Ngoài ra, trong rau xanh cũng có nhiều chất này, người mang bệnh tiểu đường và cao huyết áp chỉ nên dùng ở mức vừa phải. Không ráng ăn quá no, bữa ăn nên được chia nhỏ ra.


  1. Tránh tiêu thụ quá nhiều cholesterol: Những thực phẩm giàu cholesterol như gan, tôm, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn. Nếu ăn nhiều loại thức ăn này có thể dẫn đến tăng đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết.


Thay vì tránh ăn những loại thực phẩm trên người bệnh có thể sử dụng rau xanh hoa quả, củ và sử dụng sữa bò và dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.


  1. Chất béo: Bệnh nhân nên hạn chế mỡ từ nhóm động vật, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Chỉ sử dụng các loại dầu từ thực vật là dầu olive. Tránh ăn các thực phẩm nướng bằng lửa.


  1. Chú ý đến những thực phẩm ăn nhẹ buổi tối: Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ vào bữa tối trước khi đi ngủ nhằm giảm đường huyết. Các món ăn nhẹ nên chú ý như hoa quả, táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ nhằm khử độc và duy trì năng lượng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa chua, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ các món cháo cá, thịt.


Thực phẩm ăn nhẹ cho người tiểu đường và cao huyết áp
Thực phẩm ăn nhẹ cho người tiểu đường và cao huyết áp
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên sử dụng theo một chế độ ăn uống như trên để đảm bảo một sức khỏe tốt.