Saturday, January 14, 2017

Hạ đường huyết thấp nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường

Thường khi mắc bệnh tiểu đường, lượng đường huyết của bệnh nhân luôn tăng ở mức đáng báo động. Bệnh nhân sẽ tìm mọi cách để đưa đường huyết của mình về mức an toàn hoặc hạ thấp xuống. Nhưng nếu đường huyết hạ quá thấp sẽ xảy ra những tình trạng gì và có nguy hiểm không?

Thực ra không chỉ tăng đường huyết mới nguy hiểm mà hạ đường huyết cũng mang lại những nguy hiểm không kém. Những triệu chứng khi hạ đường huyết mà bệnh nhân có thể gặp phải như run, chóng mặt, mệt mỏi, mất phương hướng, tim đập nhanh, suy nhược, người tái nhợt…Những thay đổi về tâm trạng như bứt rứt, căng thẳng hoặc làm thay đổi các hành vi khác. Nhiều tình trạng bệnh với cơ địa quá yếu có thể xảy ra co giật, mất ý thức.




Để tránh tình trạng hạ đường huyết thì bệnh nhân có thể bắt đầu với kế hoạch tập thể dục. Nhưng cần lưu ý là nếu tập thể dục quá nhiều có thể làm giảm đường huyết nghiêm trọng hơn. Vì thế, trước khi tập thể dục bạn cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, sau và lúc đang tập thể dục, sau đó thì điều chỉnh thuốc và lượng thức ăn cho phù hợp.

Sẽ có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hạ đường huyết như do bệnh nhân uống quá nhiều rượu bia khi bụng đói, làm ngăn chặn gan giải phóng glucose dự trữ vào máu. Nhịn đói kéo dài cũng khiến cơ thể bị suy nhược, cạn kiệt gây nên tình trạng kể trên. Các hiện tượng liên quan đến tuyến thượng thận và tuyến yên có thể khiến cơ thể thiếu những hormone cần thiết nhằm điều chỉnh glucose.

Bạn có biết hạ đường huyết cũng khiến bạn có nguy cơ mắc phải các biến chứng. Hạ đường huyết còn do bệnh nhân mắc phải bệnh tiểu đường lại kèm theo bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh dạ dày, bệnh nội tiết.

Hạ đường huyết còn có thể gây ra tình trạng hôn mê. Với những người hạ đường huyết nặng có thể xuất hiện nguy cơ bị lú lẫn cấp tính, liệt nửa người. Những cơn co giật đến đột ngột có thể ngắt quãng hoặc liên tục. Khi hôn mê sâu kèm rối loạn ý thức, có những dấu hiệu đặc biệt như trương lực cơ toàn thân, vã mồ hôi nhưng không có dấu hiệu mất nước.


Khi có dấu hiệu hạ đường huyết bệnh nhân phải nhanh chóng ăn nhẹ như cháo loãng, súp hoặc uống một cốc nước đường…Và để phòng bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không nên nhịn đói, không được bỏ bữa sáng, có chế độ tập luyện thể lực điều đặn, luôn để sẵn kẹo trong người khi có dấu hiệu hạ đường huyết là sử dụng ngay. Nếu có những dấu hiệu nặng hơn hãy đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và được hướng dẫn điều trị.


0 comments:

Post a Comment