Bệnh tiểu đường là gì

Bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường là gì? Làm sao nhận biết các dấu hiệu bị bệnh tiểu đường...

Dinh dưỡng bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường

Chế độ tập luyện và ăn uống dành cho người bị bệnh tiểu đường

Các bài thuốc trị bệnh tiểu đường

Các bài thuốc dân gian trị bệnh tiểu đường

Thông tin về các bài thuốc dân gian chữa trị bệnh tiểu đường...

Wednesday, October 26, 2016

Bệnh tiểu đường và cách phòng chống

Ở Việt Nam theo ước tính trong vòng 10 năm tới bệnh tiểu đường có thể tăng lên 200%. Như vậy tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường ngày càng cao và ai cũng có thể là đối tượng của căn bệnh. Làm thế nào để phòng tránh bệnh tiểu đường?

Hiểu về bệnh đái tháo đường và cách phòng chống:

Bệnh tiểu đường và nhất là bệnh tiểu đừng type 2 phát sinh khi cơ thể kháng insulin hay tuyến tụy sản xuất không đủ insulin. Vai trò của insulin là giúp giảm lượng đường trong máu nhưng khi tuyến tụy không hoạt động nữa thì bệnh tiểu đường xuất hiện.

Nguyên nhân mắc bệnh tiểu đường là do thừa cân. Các mô mỡ càng nhiều thì càng tăng sự đề kháng với insulin. Những người sau tuổi 45 ít vận động và tập thể dục cũng dễ mắc bệnh tiểu đường và di truyền cũng là một trong những yếu tố tạo nên bệnh tiểu đường.

Với tỉ lệ mắc bệnh cao như vậy những người chưa mắc bệnh nên phòng tránh bằng cách nào?
Người bình thường cần ăn nhiều loại trái cây, rau và các loại ngũ cốc giúp khống chế lượng dầu mỡ, lượng đường trong máu. Để phòng ngừa bệnh tiểu đường thì bạn không nên bỏ bữa sáng. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người bỏ bữa sáng dễ bị mắc bệnh hơn là những người ăn sáng đều đặn. Hạn chế ăn những loại thực phẩm giàu carbohydrat.

Ăn nhiều thực phẩm giày chất xơ để phòng bệnh tiểu đường
Ăn nhiều thực phẩm giày chất xơ để phòng bệnh tiểu đường
Không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, tránh ăn quá nhiều thực phẩm nhanh, các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, hạn chế nước ngọt và đồ chiên rán. Bạn cũng nên cung cấp nhiều nước cho cơ thể trong một ngày. Nhiều người không tin nhưng uống 1 ly cà phê vào mỗi sáng có thể ngăn ngừa được bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho mình một thói quen ăn uống lành mạnh, luôn làm chủ trọng lượng của cơ thể mình, ăn thật nhiều rau xanh và tránh thức khuya, giữ tinh thần thật thoải mái là cách phòng ngừa bệnh vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

Tham gia hoạt đông thể lực thường xuyên và đều đặn không những giúp bạn phòng tránh được bệnh tiểu đường mà còn rất nhiều bệnh khác. Tránh hút nhiều thuốc lá và lạm dụng rượu bia.

Tăng cường tập luyện thể lực để phòng bệnh tiểu đường
Ngoài ra, cách để biết mắc bệnh hay không là thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm đường huyết tại các cơ sở y tế, những người trên 40 tuổi thì càng nên đi kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.

Thực ra, để phòng ngừa bệnh tiểu đường không khó, chỉ cần bạn chú ý đến chế độ ăn uống và chăm sóc cơ thể theo một chế độ lành mạnh thì bạn có thể phòng tránh được rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tiểu đường.

Tuesday, October 25, 2016

Tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường

Đối với người bệnh tiểu đường mà nói việc tìm cho ra loại thuốc điều trị bệnh mà không gây ra tác dụng phụ là rất khó. Và hầu hết chỉ có một số loại thuốc Đông Y mới có khả năng làm được điều đó. Sử dụng thuốc Tây lâu ngày sẽ dẫn đến nhiều bệnh khác. Vậy những tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường bao gồm những gì?

Dùng nhiều loại thuốc để trị bệnh tiểu đường có thể gây ra nhiều tác dụng phụ:

Đối với người bệnh tiểu đường nhưng lại phải mắc thêm một số bệnh khác như cao men gan, mỡ máu cao, đau gan thì họ phải dùng nhiều loại thuốc trên một ngày. Khi uống thuốc Tây với một liều lượng như vậy khiến đường huyết không những không xuống mà còn tăng cao hoặc không ổn định được.

Thuốc trị tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ
Thuốc trị tiểu đường có thể gây ra tác dụng phụ
Khi bệnh nhân mắc cả 3 bệnh trên thì uống thuốc hạ mỡ máu, men gan lại tăng cao, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và uể oải, không còn sức để chống chọi với bệnh tật. Khiến bệnh trở nặng hơn và dẫn đến những biến chứng khôn lường.

Nhiều thống kê cho rằng những bệnh nhân tiểu đường thường mắc bệnh mỡ máu cao và dùng thuốc mỡ máu lại gây hại cho các tế bào gan làm men gan tăng. Ảnh hưởng đến chức năng gan.

Tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường
Tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường
Người bệnh hay gặp phải các tác dụng phụ về gan và thận. Vì 2 cơ quan này đóng vai trò chuyển hóa và đào thải các loại thuốc sau khi đã hết tác dụng dược lý. Sử dụng nhiều loại thuốc Tây gây ra tình trạng lờn thuốc, càng ngày càng phải tăng liều điều trị và khi thuốc không còn khả năng phát huy tác dụng của nó nữa thì bệnh nhân phải chuyển sang tiêm insulin.

Một số biểu hiện khác của tác dụng phụ như hạ đường huyết quá thấp dẫn đến tay chân bị run, ra mồ hôi rất nhiều, lanh và có thể bị hôn mê sâu nếu bệnh trở nặng hơn.

Nhiều bệnh nhân bị dị ứng với thuốc như xuất hiện mẫn ngứa trên da, sưng nề mặt. Một vài bệnh nhân khác thì có thể bị rối loạn tiêu hóa dẫn đến đầy bụng và tiêu chảy.

Để có đủ sức khỏe chiến đấu với căn bệnh trong một thời gian dài và tránh tác dụng phụ của thuốc người bệnh nên cân nhắc lựa chọn những loại thuốc có uy tín trên thị trường và đa số hiện nay người bệnh tin dùng Đông y để chữa bệnh cho chính mình hơn là Tây y. Vì Tây y chỉ có hiệu quả trong thời gian đầu của quá trình chữa bệnh nhưng để lâu dài thì Tây y không phải là liều thuốc hay cho căn bệnh này.

Tốt hơn hết là người bệnh nên đến cơ sở y tế kiểm soát đường huyết thường xuyên, kiểm tra tác dụng thuốc để tự đánh giá chất lượng của nó và đưa ra phương pháp chữa bệnh tốt nhất để tránh tác dụng phụ.

Hiện nay trên thị trường có xuất hiện một sản phẩm được làm từ 100% thảo dược thiên nhiên có tên COTIPA, bạn cũng có thể kham khảo thêm để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường tốt hơn.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối

Những diễn biến của căn bệnh tiểu đường thật đáng sợ, người bệnh thường ít nhận thức được những biến chứng xảy ra trên cơ thể của mình. Khi bệnh phát ra lúc đó chính là triệu chứng của bệnh tiểu đường đang ở giai đoạn cuối.

Những triệu chứng thường gặp ở giai đoạn cuối ở người bệnh tiểu đường mà bạn nên biết để tự cảnh giác cho chính mình như:

Liệt dạ dày là một biến chứng nguy hiểm, không dễ điều trị khiến cho việc kiểm soát đường huyết trở nên khó khăn hơn và làm căn bệnh trở nên trầm trọng hơn. Đây là kết quả của việc tổn thương các dây thần kinh phế vị, chịu trách nhiệm kiểm soát hoạt động co bóp và tiêu hóa thức ăn của dạ dày làm cho dạ dày có các triệu chứng như ợ nóng, buồn nôn, không tiêu, cảm giác nhanh no, chán ăn…

Nhiễm trùng do sức đề kháng giảm và lượng đường tăng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển. Ở giai đoạn cuối những vị trí dễ bị nhiễm trùng như răng lợi, bộ phận sinh dục và trên da…

Bệnh về tim mạch, những bệnh về tim mạch như xơ vữa, các thành động mạch bị tổn thương khi ở giai đoạn cuối. Những biểu hiện như đau tức ngực, mệt mỏi, khó thở, phù nề chân tay, chụp X-Quang thấy tim to, buồng tim giãn là do biến chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn cuối. Nguy hiểm hơn, những biến chứng này có thể dẫn đến đột quỵ và nhồi máu cơ tim.

Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Triệu chứng nhồi máu cơ tim
Tiểu đường còn có thể dẫn đến biến chứng cao huyết áp, ở giai đoạn cuối của bệnh người bệnh tiểu đường mắc cả bệnh tăng huyết áp có thể bị chóng mặt, nhức đầu, mờ mắt và khó thở.

Nặng hơn là biến chứng về suy thận, người mắc bệnh tiểu đường lâu năm do thường xuyên tiểu tiện dẫn đến thận bị suy và phải chạy thận. Những triệu chứng của suy thận mà bạn nên chú ý như: liệt dương ở nam giới, giảm ham muốn tình dục, mệt mỏi, chán ăn và ngứa…

Rõ nhất là những biến chứng về vết thương, những vết thương trên cơ thể của bạn rất khó lành lại gây ra tình trạng lở loét và có thể phải cắt cụt chi và dẫn tới tử vong.

Chân bị hoại tử ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường
Chân bị hoại tử ở giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn cuối của bệnh, biến chứng mờ mắt và nặng hơn là mù mắt có thể xảy ra do nồng độ glucose trong máu tăng gây ra sự thay đổi các thành mạch máu võng mạc làm thay đổi tầm nhìn của người bệnh.

Để tránh những biến chứng ở giai đoạn cuối này xảy ra đột xuất thì người bệnh nên đi đến các cơ sở y tế hoặc tự mình kiểm soát lượng đường huyết thường xuyên. Đây có lẽ là cách giảm thiểu những hậu quả của bệnh tiểu đường hiệu quả nhất.

Chữa bệnh tiểu đường bằng sả

Với các biến chứng của tiểu đường gan, thận, mắt và thần kinh để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Để tránh những biến cố đáng tiếc đó xảy ra người bệnh có thể chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả, một trong những phương pháp dân gian giúp kiểm soát bệnh tiểu đường hiệu quả…

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây sả
Bài thuốc từ cây sả chữa bệnh tiểu đường như sau:

Một vài nghiên cứu cho thấy, sả có công dụng kích thích tiêu hóa, chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa, giảm huyết áp, giảm đau và chống lại bệnh ung thư…đáng chú ý là sả có thể giúp giảm đường huyết ở người bệnh tiểu đường.

Để sử dụng, người bệnh lấy 4 cây sả đập dập, rồi nấu sôi lên và dùng thứ nước này như loại nước trà bình thường, uống hằng ngày. Với thức uống này có thể hỗ trợ bệnh tiểu đường rất nhiều trong việc kiểm soát lượng đường huyết.

Nước trà làm từ sả có hương vị rất thơm và có khả năng kiểm soát đường huyết
Nước trà làm từ sả có hương vị rất thơm và có khả năng kiểm soát đường huyết
Nếu vị nước này khó uống bệnh nhân cũng có thể dùng sả làm gia vị để chế biến cho các món ăn nhằm tăng thêm hương vị thơm ngon mà lại có thể chữa bệnh cho chính mình. Với một nguyên liệu dễ kiếm, cách chế biến để tự làm cho mình một bài thuốc chữa bệnh vô cùng đơn giản có khả năng đẩy lùi căn bệnh tiểu đường.

Những người tiểu đường có mức đường huyết quá cao và đang có nguy cơ mắc phải biến chứng về thần kinh và cao huyết áp thì sả là loại thuốc “thần dược” mà bạn nên quan tâm đến.

Sả có lợi cho hệ thần kinh vì tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện chức năng của hệ thần kinh như thông kinh lạc. Một số bệnh về thần kinh có thể sử dụng sả để cải thiện như: Alzheimer, bệnh Parkinson, chóng mặt, run rẩy chân tay…

Đối với những người thuộc nhóm mắc bệnh tiểu đường và cao huyết áp đi kèm thì các tinh chất có trong sả có khả năng làm giảm huyết áp nhờ giúp tăng tuần hoàn máu và giúp hạn chế các vấn đề về huyết áp. Người bệnh có thể bỏ một ít sả vào ly nước trái cây và thưởng thức vị thơm ngon của trái cây cũng như hương vị đặc trưng của sả.

Hoàn toàn không tốn kém vì bệnh nhân cũng có thể tự trồng lấy những cây sả quanh nhà và chế biến theo cách mình muốn. Với những phương thuốc dân gian truyền lại giúp các bệnh nhân tiểu đường có thêm hy vọng cũng như cách hỗ trợ điều trị bệnh.

Không gây hại như thuốc Tây, phương pháp từ tự nhiên này không chỉ chữa bệnh tiểu đường mà còn giúp phục hồi các chức năng khác trong cơ thể như gan, thận và tạo điều kiện cho người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe của mình hơn.

Monday, October 24, 2016

Bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn gì?

Đa số người bệnh tiểu đường thường hay mắc bệnh cao huyết áp. Hai bệnh này nếu ăn uống không cẩn thận có thể dẫn đến những biến chứng cực kỳ nghiêm trọng. Một bệnh kiêng đường, một bệnh kiêng muối. Vậy người bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp nên ăn uống như thế nào để đảm bảo cân bằng sức khỏe mà không ảnh hưởng đến bệnh?


Người bệnh nên ăn theo sự hướng dẫn dưới đây để giảm bệnh tiểu đường và bệnh cao huyết áp:


  1. Nguồn Protein: Người thuộc nhóm bệnh tiểu đường nhưng lại mắc phải bệnh cao huyết áp thì nên bổ sung thịt nạc tránh dính mỡ vào thực đơn dinh dưỡng của mình. Thịt nạc chứa rất nhiều Protein và dễ chuyển hóa thành năng lượng cung cấp đạm cho cơ thể mà không ảnh hưởng gì đến cả hai loại bệnh này.


Protein còn có trong sữa, nhưng người bệnh chỉ nên sử dụng sữa gầy, có hàm lượng đường ít. Đậu, trứng, thịt gia cầm dùng ở mức vừa phải cũng rất tốt cho người mắc cả hai bệnh này.

Nhóm Protein mà người tiểu đường và cao huyết áp nên ăn
Nhóm Protein mà người tiểu đường và cao huyết áp nên ăn
  1. Nguồn Carbohydrat: Carbohydrat bao gồm cả đường, chất xơ và tinh bột, đây là nguồn quan trọng cung cấp năng lượng cho cơ thể của bệnh nhân.  Loại chất này có trong yến mạch, kiều mạch, chuối, khoai lang và củ cải đường; những loại trái cây như: táo, bưởi, việt quất, cam…


Ngoài ra, trong rau xanh cũng có nhiều chất này, người mang bệnh tiểu đường và cao huyết áp chỉ nên dùng ở mức vừa phải. Không ráng ăn quá no, bữa ăn nên được chia nhỏ ra.


  1. Tránh tiêu thụ quá nhiều cholesterol: Những thực phẩm giàu cholesterol như gan, tôm, thức ăn nhanh, thịt chế biến sẵn. Nếu ăn nhiều loại thức ăn này có thể dẫn đến tăng đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết.


Thay vì tránh ăn những loại thực phẩm trên người bệnh có thể sử dụng rau xanh hoa quả, củ và sử dụng sữa bò và dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.


  1. Chất béo: Bệnh nhân nên hạn chế mỡ từ nhóm động vật, mỡ chiên đi chiên lại nhiều lần. Chỉ sử dụng các loại dầu từ thực vật là dầu olive. Tránh ăn các thực phẩm nướng bằng lửa.


  1. Chú ý đến những thực phẩm ăn nhẹ buổi tối: Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên ăn nhiều bữa trong ngày, ăn nhẹ vào bữa tối trước khi đi ngủ nhằm giảm đường huyết. Các món ăn nhẹ nên chú ý như hoa quả, táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ nhằm khử độc và duy trì năng lượng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng sữa chua, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ các món cháo cá, thịt.


Thực phẩm ăn nhẹ cho người tiểu đường và cao huyết áp
Thực phẩm ăn nhẹ cho người tiểu đường và cao huyết áp
Người bệnh tiểu đường và cao huyết áp nên sử dụng theo một chế độ ăn uống như trên để đảm bảo một sức khỏe tốt.

Chữa bệnh tiểu đường bằng đậu đen xanh lòng

Đậu đen theo Đông y là loại đậu có khả năng chữa rất nhiều bệnh, được xếp vào nhóm “thực phẩm vàng” vì có khả năng thanh nhiệt, hoạt huyết, giảm đau, bổ tim, gan, thận, giúp mắt sáng. Một số nghiên cứu còn cho thấy có thể chữa bệnh tiểu đường bằng đậu đen xanh lòng.

Đậu đen xanh lòng tốt cho đường huyết của người bệnh tiểu đường
Đậu đen xanh lòng tốt cho đường huyết của người bệnh tiểu đường
Vì sao lại có thể chữa bệnh tiểu đường bằng đậu đen xanh lòng?


Theo dân gian đậu đen xanh lòng có thể giúp ổn định huyết áp, tăng sức đề kháng và chống lại bệnh tật vì trong đậu đen có nhiều chất dinh dưỡng, nhiều đạm và vitamin, với người bệnh tiểu đường thì đậu đen có khả năng điều hòa lượng đường trong máu rất tốt.


Để trị bệnh tiểu đường bệnh nhân nên sử dụng đậu đen theo cách sau:


Bệnh nhân có thể dùng đậu đen để nấu nước uống hoặc nấu canh để ăn, người bệnh tiểu đường thì tránh tuyệt đối ăn chè đậu đen có nhiều đường, vì đường là kẻ thù với bệnh nhân đang mắc phải căn bệnh này. Với cách uống đều đặn theo một chế độ khoa học sẽ giúp người bệnh tiểu đường có thể duy trì đường huyết ở mức ổn định và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.


Để phân biệt được đậu đen xanh lòng với các loại đậu đen bình thường khác người bệnh tiểu đường có thể cắn vỡ hạt đậu đen nếu nhìn thấy ruột bên trong nó màu xanh thì đó là đậu đen xanh lòng. Đậu đen xanh lòng sẽ có nhiều công dụng hơn là đậu đen lòng trắng.

Phương pháp phân biệt đậu đen xanh lòng để chữa bệnh tiểu đường
Phương pháp phân biệt đậu đen xanh lòng để chữa bệnh tiểu đường
Đối với người mắc phải bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu thường có triệu chứng khát nước nhiều, khô miệng uống nước nấu từ đậu đen sẽ giúp người bệnh giải khát và tốt cho cơ thể. Đậu đen cũng có công dụng tốt cho thận. Vì khi mắc bệnh, thận của người bệnh phải hoạt động liên tục, do tiểu đường gây ra khát nước nên bệnh nhân uống nước liên tục gây ra tình trạng đi tiểu nhiều, từ đó có nguy cơ dẫn đến suy thận. Đậu đen như là loại thuốc “thần dược” có thể giải quyết được vấn đề đó, hạn chế các biến chứng về thận.


Khi sử dụng quá nhiều thuốc Tây để điều trị cho căn bệnh tiểu đường của mình, dẫn đến gan và thận, tim của người tiểu đường cũng bị ảnh hưởng nặng nề nên dùng đậu đen có rất nhiều công dụng cho việc bồi bổ các bộ phận đó trong cơ thể. Bảo đảm người bệnh hạn chế những biến chứng không mong muốn.

Đậu đen có rất nhiều công dụng và cực kỳ có lợi có sức khỏe của người bình thường nói chung và người bị tiểu đường type 2 nói riêng. Vì thế không việc gì bạn lại không sử dụng đậu đen hỗ trợ cho việc điều trị bệnh của mình ngay từ bây giờ.

Saturday, October 22, 2016

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chó đẻ

Cây chó đẻ là một loài cây dại, mọc hoang, loài cây này chữa được rất nhiều bệnh theo lời dân gian. Gần đây một số nghiên cứu cũng cho rằng cây chó đẻ có thể chữa bệnh tiểu đường, ngăn ngừa biến chứng và đưa đường huyết về mức ổn định.


Cây chó đẻ còn có tên gọi là Diệp Hạ Châu có khả năng hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường:


Để chữa tiểu đường bệnh nhân nên dùng khoảng 10g-15g công với Cam thảo đất khoảng 10-15g nữa, đem đi nấu nước uống hằng ngày, khi các biến chứng hoặc triệu chứng không còn nặng như trước thì có thể giảm lượng uống xuống ít hơn mỗi thứ còn khoảng 5g nấu nước để uống mỗi ngày.

Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chó đẻ
Chữa bệnh tiểu đường bằng cây chó đẻ
Dùng hằng ngày sẽ giúp cân bằng đường huyết và phòng tránh biến chứng do tiểu đường gây ra.


Cây chó đẻ có nhiều tác dụng đa năng đối với người bệnh tiểu đường như chữa viêm gan, một căn bệnh có thể xảy ở người bệnh tiểu đường do bị ảnh hưởng của thuốc Tây khi người bệnh tiểu đường bị bệnh lâu năm. Cây chó đẻ sẽ bảo vệ gan bằng các chất thuộc các nhóm khoa học như: flavonoid, tritequen, tamin, axit hữu cơ, phenol, lignam…chất kháng nguyên HBsAg có trong cây chó đẻ giúp kháng lại virus viên gan B.


Những người tiểu đường nếu bị đau gan và đau thận, gan nhiễm mỡ, men gan tăng cao bị các bệnh ngoài da cũng có thể dùng cây chó đẻ này để phục hồi chức năng của nó.


Nặng cân là một trong những vấn đề mà người tiểu đường nên chú ý, vì béo phì có thể gây ra những bệnh mỡ máu một trong những bệnh đi chung với tiểu đường và gây ra những biến chứng cực kỳ nguy hiểm…Và cây chó đẻ là một loại “thần dược” vừa có khả năng giảm cân lại vừa có thể trị bệnh mỡ máu cao hay gan nhiễm mỡ.


Ngoài ra, khi mắc bệnh tiểu đường khả năng đào thải của gan yếu hơn nên sử dụng cây chó đẻ có thể thanh lọc mọi độc tố, chất hóa dược và giúp phục hồi chức năng của gan. Một số nhà Đông y cho rằng loài cây này là thảo dược hàng đầu bảo vệ gan và thanh lọc cơ thể.

Cây chó đẻ hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và các loại bệnh đi kèm với nó
Cây chó đẻ hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường và các loại bệnh đi kèm với nó
Chỉ là một loại cây cỏ dại, nhưng nhiều người rất ngạc nhiên với khả năng chữa bệnh của nó. Hơn bất kì một loại thuốc nào, không gây nên một tác dụng phụ nào, giúp cải thiện chức năng của nhiều bộ phận đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Nhiều khả năng chữa bệnh như thế nhưng cây tiểu đường không hề đắt đỏ như chữa bệnh bằng thuốc Tây, lại không khó kiếm tìm như những loại thuốc khác và cách chế biến khi sử dụng không quá nhiều phức tạp.

Friday, October 21, 2016

Chữa bệnh tiểu đường bằng nha đam

Ngoài khả năng làm đẹp, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, trị bệnh ngoài da và viêm loét dạ dày và bệnh xơ gan cổ chướng. Nha đam còn có công năng tuyệt vời đó là hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.


Theo một số nghiên cứu của đông y thì cây lô hội có vị đắng, tính mát giúp thanh nhiệt, viêm tá tràng, viêm mũi, trị mụn nhọt, ghẻ lở. Ngoài tác dụng chữa bệnh trên thì loại cây này có tác dụng chữa bệnh tiểu đường rất tốt.

Sử dụng nha đam rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Sử dụng nha đam rất tốt cho người bệnh tiểu đường
Lô hội thuộc họ cây thân thảo, lá màu xanh lục, thân lá dày, bên trong có thịt màu trắng trong, có chất nhớt. Ngoài tên gọi là nha đam thì còn được biết đến với tên là lô hội.


Những người bị tiểu đường nên lấy 200g lá lô hội để nguyên phần vỏ xanh, chỉ gọt bỏ phần có gai hai bên lá, xắt nhỏ rồi nấu nước để nguội. Tiếp theo bỏ lô hội vào máy xay sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần. Uống trước bữa ăn 15 phút, mỗi lần sử dụng một muỗng canh.


Đa số những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, vì sử dụng thuốc Tây nhiều nên dẫn đên cao huyết áp và sức đề kháng bị suy giảm nghiêm trọng. Những biến chứng của của tiểu đường có thể gây ảnh hưởng đến mắt nên dùng nha đam như là một biện pháp kiểm soát và hạn chế sự tiến triển của bệnh theo cách tốt nhất.


Dùng nước nha đam thường xuyên sẽ giúp bạn duy trì cân nặng ở mức ổn định, góp phần cung cấp các vitamin và khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nha đam có khả năng duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động. Phòng tránh bệnh mỡ trong máu cao do biến chứng tiểu đường gây nên.


Một số lưu ý dành cho người tiểu đường nếu đang có những bệnh lý về thận thì nên cẩn thận vì dùng nhiều một số hợp chất có trong cây có thể gây suy thận. Với những người cao tuổi bị chứng hư hàn không nên dùng nha đam.

Uống nha đam để ổn định đường huyết
Uống nha đam để ổn định đường huyết
Cây nha đam không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh nên chọn những phương pháp đông y để điều trị bệnh đồng thời kết hợp với một chế độ ăn nhiều rau quả, nước trái cây, sữa có lợi cho bệnh tiểu đường. Đặc biệt nên kết hợp với một chế độ tập luyện, vân động mỗi ngày 30 phút để sức khỏe được phục hồi.

Đặc biệt, người bệnh nên tránh sử dụng nhiều thuốc Tây, vì sử dụng lâu dài có thể gây ra những biến chứng về gan thận. Sưu tầm và sử dụng các phương thuốc từ dân gian để bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mình là phương pháp mà hiện có rất nhiều người bệnh lựa chọn để tránh gây thêm các bệnh khác.

Bệnh tiểu đường nên uống gì?

Thường thì khi mắc bệnh người tiểu đường rất sợ các loại nước uống khác, vì nó có thể làm cho bệnh chuyển biến xấu hơn nên lựa chọn duy nhất cho thức uống của họ là nước lọc. Thực ra, có những loại thức uống rất tốt giúp ổn định đường huyết, vậy người bị bệnh tiểu đường nên uống gì?


Người bị bệnh tiểu đường nên chọn những loại thức uống tốt hoặc không ảnh hưởng đến đường huyết của mình như:


Trà có công dụng bởi chất chống oxy hóa giúp bạn ngăn ngừa sự lão hóa, đồng thời giúp bạn tươi tỉnh. Lưu ý là người bệnh chỉ nên uống trà không đường. Một số loại trà tốt cho người tiểu đường như trà việt quất vì có chất glycoquinine, một loại chất có tác dụng ổn định đường huyết; trà bồ công anh giúp giảm mức độ glucose trong máu về mức bình thường với các chất kháng oxy hóa, giàu canxi và sắt; trà xanh giúp làm giảm các triệu chứng và phát triển của bệnh nhờ lượng chất chống oxy hóa cao.


Nước trái cây có khả năng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Người bệnh cũng nên lưu ý đến lượng calo và cacbohydrate, sodium có trong lượng nước này. Các loại nước trái cây như nước dừa, nước ép cam, chanh, bưởi rất tốt cho người tiểu đường, các nước ép rau giàu chất xơ, vitamin, khoáng chất đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh.

Nước ép cam, táo và dâu giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Nước ép cam, táo và dâu giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Cà phê, đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì có thể sử dụng cà phê nhưng lưu ý nên dùng cà phê không đường và kem. Có những loại cà phê dành riêng cho người tiểu đường, đối với phụ nữ thì nên dùng các loại cà phê dành riêng cho phái đẹp nhưng cũng nên dùng loại không đường.


Nước lọc hoàn toàn tinh khiết, không cung cấp calo, chất béo và cacbohydrate. Nước hoàn toàn không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhưng nên hạn chế uống nước lọc khi quá khát, vì uống liên tục sẽ dẫn đến ngộ độc nước.


Sữa giàu vitamin, canxi và nhiều dưỡng chất khác giúp cải thiện hệ tiêu hóa và xương. Nhưng người bệnh tiểu đường lưu ý nên dùng các loại sữa gầy, ít béo, các loại sữa dành riêng cho người tiểu đường đang bán trên thị trường.


Một vài nghiên cứu cho thấy một số người dùng rượu mức vừa phải sẽ ít nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 hơn là người không dùng rượu. Các loại rượu như rượu vang nguyên chất có tác dụng ổn định mỡ máu và bảo vệ hệ tim mạch.

Một lượng rượu vừa phải tốt cho người bị tiểu đường type 2
Một lượng rượu vừa phải tốt cho người bị tiểu đường type 2
Với sự lựa chọn đa dạng thức uống trong chừng mực cho phép người tiểu đường có thể cân nhắc từng loại thức uống phù hợp với khẩu vị và sức khỏe của mình để việc hỗ trợ điều trị bệnh được tốt nhất.

Yoga có thể chữa bệnh tiểu đường

Yoga xuất phát từ Ấn Độ, với ý niệm dẫn dắt con người đi đến sự hòa hợp giữa chính mình và vũ trụ. Yoga giúp tác động đến những cơ, khớp và nội tạng và giúp con người điều hòa thân và tâm. Yoga có khả năng chữa nhiều bệnh đặc biệt Yoga có thể chữa bệnh tiểu đường.

Yoga chữa tiểu đường bằng những tư thế đặc thù của nó:

Thế tựa đầu gối
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng ra phía trước. Gập đầu gối phải lại và dùng 2 bàn tay kéo bàn chân phải vào sát đáy chậu, đầu gối phải nằm sát mặt sàn. Chân trái vẫn duỗi thẳng, hai cánh tay giơ thẳng lên cao.
Thở ra trong khi từ từ gập người lại, cúi xuống, vươn vai và hai tay ra phía trước, hai bàn tay ôm lấy cổ chân hoặc bàn chân. Trong khi giữ yên tư thế nầy một vài giây cố ép người gần xuống đùi trái, đầu tựa lên đầu gối trái, chân trái vẫn thẳng, đùi phải và đầu gối phải vẫn giữ sát mặt sàn.
Thế tựa đầu gối tác động trực tiếp đến tuyến tuỵ, điều hoà đường huyết
Thế tựa đầu gối tác động trực tiếp đến tuyến tuỵ, điều hoà đường huyết
Hít vào trong khi từ từ nhấc đầu và thân lên, duỗi chân phải ra và trở lại tư thế ngồi thẳng lưng, hai chân duỗi thẳng ra phía trước như lúc ban đầu. Hít thở sâu một vài hơi trước khi đổi chân và lập lại động tác.

Thế căng giãn lưng
Ngồi thẳng lưng. Hai chân duỗi thẳng. Hai bàn chân nằm sát cạnh nhau. 
Thở ra trong khi từ từ khom người cúi xuống cho tới khi đầu chạm gối. Hai đầu gối vẫn thẳng, hai đùi vẫn ép sát xuống sàn, hai cánh tay đưa thẳng ra tối đa và cố chạm vào bàn chân. Có thể dùng 2 bàn tay nắm lấy 2 cổ chân hoặc đan chéo 2 bàn tay ôm lấy 2 bàn chân để dễ gập người lại. Thời gian đầu có thể dùng một chiếc gối tựa trên 2 đùi để khi ép người xuống dễ giữ thẳng được 2 khuỷu chân. Giữ yên tư thế này vài giây. 
Hít vào, nhấc đầu và thân người lên, trở về tư thế ban đầu.


Thế rắn hổ mang
Nằm sấp trên sàn. Hai bàn tay úp xuống ở khoảng 2 vai, các ngón tay hướng lên phía trên. 
Hít vào, sức nặng tựa lên 2 bàn tay, từ từ nâng đầu và ngực lên, đầu ngửa lên trần nhà, cằm đưa ra phía trước. Trong tư thế này phần cơ thể từ rốn tới chân luôn luôn chạm mặt sàn. Khi đã hít vào tối đa cũng là lúc 2 khuỷu tay thẳng lên. Giữ nguyên tư thế này vài giây.
Thở ra, trong khi từ từ buông lỏng 2 cánh tay, buông lỏng toàn thân, trở lại vị trí ban đầu.
Tư thế yoga rắn hổ mang hỗ trợ tác động đến bệnh tiểu đường
Tư thế yoga rắn hổ mang hỗ trợ tác động đến bệnh tiểu đường

Những tư thế này mang lại tác dụng như tăng cường lưu thông khí huyết, tác động trực tiếp đến tuyến tụy, có thể điều tiết lượng đường máu trong cơ thể. Ngoài ra những tư thế này còn giúp điều hòa cảm xúc và giải tỏa tâm lý căng thẳng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể.

Thursday, October 20, 2016

Người tiểu đường ăn rau gì thì tốt

Không phải loại rau nào cũng tốt cho người tiểu đường, vì thế kiến thức về lựa chọn loại rau tốt cho đường huyết của bạn là điều nên cân nhắc. Vậy người tiểu đường ăn rau gì để có lợi cho sức khỏe của mình?


Rau xanh là thực phẩm cung cấp rất nhiều chất xơ cho cơ thể. Lựa chọn những loại rau xanh thích hợp sẽ giúp bạn kiểm soát được lượng đường huyết trong cơ thể và qua đó giúp phục hồi một phần sức khỏe của bạn.


Người tiểu đường nên ăn những loại rau theo lời khuyên của các chuyên gia như:


Rau dền có chứa một hàm lượng lớn sterol và các axit béo không no giúp cơ thể loại trừ các chất phóng xạ trong môi trường cực kỳ ô nhiễm như hiện nay. Đặc biệt, rau dền còn có chức năng thanh lọc các chất độc trong cơ thể.


Trong rau dền còn chứa hàm lượng lớn Magie, một khoáng chất hỗ trợ điều trị giúp giảm nguy cơ phát triển của bệnh tiểu đường.


Bông cải xoăn là một loại thực phẩm cực kỳ có lợi cho người tiểu đường vì nó chứa nhiều chất oxy hóa, chất xơ và các loại vitamin. Sử dụng bông cải xanh hằng ngày sẽ giúp phòng ngừa những tác hại mà bệnh tiểu đường gây ra với mạch máu do cải xoăn có chức năng kích thích sản sinh ra các loại enzyme bảo vệ mạch máu và các phân tử gây tổn thương cho tế bào.


Ăn rau cải xoăn tốt cho bệnh tiểu đường
Ăn rau cải xoăn tốt cho bệnh tiểu đường
Cải bó xôi chứa một số Protein có khả năng kháng lại insulin. Giảm bớt hiện tượng kháng insulin thường thấy ở người bị tiểu đường. Chất lipoyllysine có trong cải bó xôi có vai trò giảm các biến chứng ở bệnh tiểu đường ngăn ngừa việc tăng đường huyết đột ngột.


Rau diếp cá chứa rất nhiều vitamin B có tác dụng làm giảm mức độ homocysteine, một loại axit amin nếu tiêu thụ nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đặc biệt rau diếp cá lại nhiều chất xơ có lợi cho người tiểu đường.


Rau muống tốt cho người tiểu đường, nhất là người bệnh đang có lượng đường máu rất cao. Tuy nhiên nếu người bệnh đang bị tuột huyết áp hoặc huyết áp quá cao thì không nên dùng rau muống nhiều.


Măng tây là loại rau tốt cho người bị tiểu đường vì theo các nghiên cứu khoa học măng tây có chức năng giữ lượng đường máu trong tầm kiểm soát, tăng cường sản xuất insulin, hormone hỗ trợ cơ thể hấp thụ glucose.

Những loại rau người tiểu đường nên ăn
Những loại rau người tiểu đường nên ăn
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì người bệnh nên sử dụng kèm các loại rau này trong từng bữa ăn của mình. Các loại rau có thể luộc hoặc xào để phát huy công dụng tốt nhất của nó. Người bệnh nên sắp xếp theo một chế độ ăn uống thông minh nhất để kiểm soát đường huyết tốt nhất.